Bạn đang gặp khó khăn trong việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp vì nguồn ngân sách quá ít ỏi và hạn chế? Dưới đây là những gợi ý hữu ích giúp bạn phát triển một kế hoạch tiếp thị, quảng bá thương hiệu (marketing plan) cụ thể và hiệu quả.
1. Các trang mạng xã hội
Hãy tạo một tài khoản Facebook hoặc Twitter để tận dụng tối đa sức mạnh của mạng xã hội trong việc quảng bá thương hiệu và gia tăng doanh số. Đây được xem là những kênh truyền thông tốt nhất để bán hàng vì chúng miễn phí, nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng thực hiện. Vì vậy, đừng quên hỏi các đối tượng khách hàng của bạn để biết họ đang sử dụng mạng xã hội nào và kết nối trực tuyến với họ. Đăng ký tài khoản trên Youtube để đăng tải các video về sản phẩm cũng là động thái cần thiết để tăng độ lan tỏa và nhận diện thương hiệu doanh nghiệp của bạn.
2. Email marketing
Thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp của bạn cho khách hàng thông qua hệ thống email marketing và newsletter. Hãy tạo ra một danh sách email của các khách hàng thường xuyên, gửi email hàng tuần và hàng tháng để họ luôn nhớ đến doanh nghiệp bạn. Qua đó, góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu.
3. Các kênh truyền thông
Hãy đẩy mạnh tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp của bạn trên các kênh truyền thông như: tivi, radio, báo (in và điện tử), tạp chí, … Trong khi việc trưng bày sản phẩm ở cửa hàng sẽ tốn chi phí nhiều hơn do phải duy trì thường xuyên thì quảng cáo thông qua các kênh kể trên được xem là một cách tiếp thị trực diện, dễ dàng đo được phản ứng của khách hàng và mang lại hiệu quả tối đa.
4. Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi
Một trong những cách thức tiếp thị sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả là tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi như: giảm giá, quà tặng, trải nghiệm miễn phí,… Đây sẽ là cơ hội để bạn giới thiệu sản phẩm đến khách hàng một cách rộng rãi và tăng độ lan tỏa cho thương hiệu.
5. Thiết lập các mối quan hệ đối tác bền chặt
Hãy tăng cường tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ đối tác bền chặt với các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực của công ty bạn. Đồng thời, đưa ra những dự án, kế hoạch hợp tác lâu dài và có lợi cho cả hai bên. Điều này sẽ giúp bạn tạo được sự chú ý, mở rộng mạng lưới đối tác và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
6. Tổ chức sự kiện
Hãy lên ý tưởng và lập kế hoạch tổ chức sự kiên liên quan đến sản phẩm và phát tờ rơi trong khu vực diễn ra sự kiện. Bạn cũng có thể tổ chức một buổi hội thảo có sự tham gia của phòng thương mại địa phương hay tham gia vào một chương trình từ thiện và tặng sản phẩm của doanh nghiệp cho ban tổ chức với tư cách là nhà tài trợ. Cách tiếp thị này sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
7. Tăng cường tương tác với khách hàng
Dành thời gian trò chuyện với khách hàng thông qua các cuộc khảo sát để thu thập thông tin phản hồi về các khía cạnh liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Trong đó, tập trung khai thác những chủng loại sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng mong đợi từ doanh nghiệp của bạn và dựa trên đánh giá của họ để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.
8. Danh thiếp
Đừng quên biến tấu danh thiếp của bạn khi trao cho bất cứ khách hàng nào bạn gặp. Hãy chắc chắn rằng danh thiếp của bạn đã cung cấp đầy đủ các thông tin về bạn và doanh nghiệp của bạn. Trong các cuộc tiếp xúc khách hàng/đối tác, tấm danh thiếp được xem là công cụ “nhỏ mà có võ” hỗ trợ đắc lực trong việc tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp. Vì vậy, hãy luôn dành sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho mỗi tấm danh thiếp bạn nhé!
Kết luận
Tiếp thị và quảng bá là khâu vô cùng quan trọng trong toàn bộ chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm/dịch vụ lại là nhân tố quan trọng tiên quyết và đóng vai trò tiền đề cho bất cứ kế hoạch marketing nào. Bởi điều khiến cho khách hàng quyết định mua hàng và gắn bó với thương hiệu là khả năng được thỏa mãn nhu cầu chứ không phải những lời ca tụng hoa mỹ.
Vì vậy, hãy luôn tập trung đầu tư để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ mỗi ngày bên cạnh khâu lên ý tưởng triển khai các hoạt động quảng cáo. Đồng thời, bạn cần phải đảm bảo việc xây dựng được kế hoạch marketing hiệu quả nhưng vẫn nằm trong tổng thể và không tách rời khỏi những kế hoạch khác của doanh nghiệp.
(Theo Ailina Calip)